Hội chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng là gì và cách khắc phục?

Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu thật sự và tối đa trong suốt quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin, protein, khoáng chất, carbohydrat và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và sự điều hòa của cơ thể. Dinh dưỡng là một phần cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, thể chất và thậm chí là sự cân đối của cơ thể.

Phần lớn chúng ta quên mất yếu tố quan trọng hàng đầu này, ngay cả đối với những ai thực hiện chế độ “ăn lành mạnh” (Eat Clean) hoặc có chế độ ăn uống khá chuẩn mực.

Vấn đề mà nhiều người hay mắc phải đó là khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Bạn có thể ăn tất cả các loại thực phẩm hảo hạng nhất, nhưng nếu cơ thể không hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng có được, lợi ích có được sẽ gần như là con số không tròn trĩnh. Trên thực tế, kết quả nhận được đôi khi còn là các triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe.

Chúng ta nên tự trang bị cho mình kiến thức về chế độ dinh dưỡng, cách lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp nhất cho một chế độ ăn uống cân bằng và sức khỏe dài hạn. Tìm hiểu về các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, điều gì sẽ xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ và các yếu tố nguy cơ dẫn đến kém hấp thu.; 

A. Tác hại của việc hấp thụ chất dinh dưỡng kém là gì?

Nếu bạn nạp vào các chất dinh dưỡng nhưng cơ thể lại không thể sử dụng chúng, nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng là khá cao vì nó chẳng khác gì việc bạn hoàn toàn không nạp vào chất dinh dưỡng đó. Ví dụ, nếu cơ thể không sử dụng canxi mà bạn tiêu thụ trong chế độ ăn uống của mình, như vậy sẽ dễ mắc phải các triệu chứng yếu xương hoặc loãng xương, giống như những người cơ bản là không chịu ăn đủ thực phẩm giàu canxi. 

Khi không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, thuộc một hoặc nhiều loại, thì dù là lý do gì đi nữa, đó chính là hội chứng kém hấp thu. Có một số dấu hiệu biểu thị cho tình trạng này và khác biệt theo từng cá nhân.

1. Tóc và móng tay yếu

Hãy nhìn vào tóc và móng tay để biết các dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ protein. Tóc được cấu tạo từ protein, móng tay và móng chân cũng vậy. Không đủ protein dẫn đến tóc khô và dễ gãy, thậm chí là rụng tóc. Khi hấp thụ protein kém, các móng tay cũng sẽ giòn hơn.

2. Mệt mỏi

Mệt mỏi, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc, là dấu hiệu chung cho thấy cơ thể kém hấp thu một số chất dinh dưỡng. Về cơ bản, lượng sắc, magie và calo thấp đều sẽ gây ra hiện tượng mệt mỏi dai dẳng.

3. Các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa

Tiêu hóa thường được xem là cốt lõi của vấn đề khi đề cập đến tình trạng kém hấp thu, cả về nguyên nhân và hậu quả. Sức khỏe tiêu hóa kém, từ hội chứng ruột kích thích đến bệnh Crohn hoặc bệnh celiac có thể gây ra tình trạng kém hấp thu và đó là dấu hiệu tiềm ẩn của tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng kém. Đầy hơi khó chịu và sình bụng cũng có thể là do tình trạng này.

4. Chất phân

Không dễ đễ phân tích, nhưng đại tiện có thể là biểu thị quan trọng của sự hấp thu chất dinh dưỡng. Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là phân có mùi và màu nhạt khác thường. 

5. Ngứa ran và tê

Cảm giác ngứa ran sau khi ngồi xếp bằng trong khoảng thời gian ngắn là bình thường, tuy nhiên, ngứa ran hoặc bị tê ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể thì không. Đây là một dấu hiệu đặc biệt quan trọng đối với những người ăn chay trường vì có thể cho thấy việc hấp thụ kém vitamin B12, một loại vitamin chủ yếu trong các thực phẩm động vật. Ngoài ra, một số người vốn tự nhiên không thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng này.

6. Sụt cân

Có vẻ khá kỳ quặc vì mọi người vẫn thường cố gắng giảm bớt cân nặng của mình. Nhưng nếu ai đó giảm cân quá nhanh, hoặc giảm cân mà không chủ đích, kèm theo một số triệu chứng khác, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng về vấn đề dinh dưỡng. Một biểu hiện thậm chí còn dễ nhận thấy hơn là khi sụt cân xảy ra kèm theo mệt mỏi, suy nhược, khó tập thể thao và chuột rút cơ.

7. Thay đổi kinh nguyệt

Đối với nữ giới, những thay đổi bất ngờ trong chu kỳ kinh nguyệt có thể do kém hấp thu dinh dưỡng và cơ thể không nạp đủ calo, bất cứ thay đổi nào cũng cần được xem xét nghiêm túc.

8. Thiếu hụt chất dinh dưỡng cụ thể

Những yếu tố đã đề cập ở trên có thể vừa cụ thể vừa chung chung của chứng kém hấp thu. Tốt hơn là nên theo dõi các triệu chứng cụ thể của sự thiếu hụt dinh dưỡng:

– Sắt – mệt mỏi và suy nhược

– Thiamine, B1 – giảm cân, lú lẫn, giảm trí nhớ và mệt mỏi, có thể do uống quá nhiều rượu

– Cobalamin, B12 – mệt mỏi, chóng mặt, giảm cân, kém ăn, da xanh xao, khó thở

– Vitamin D – xương kém phát triển, gãy xương thường xuyên, loãng xương

– Canxi – giống như triệu chứng của vitamin D và nhịp tim bất thường

– Protein – da sưng và phồng rộp (được gọi là phù nề), tóc và móng tay giòn, yếu và mất cơ, gia tăng bệnh tật do nhiễm trùng

– Mỡ – da khô, cảm thấy lạnh, thay đổi kinh nguyệt, mệt mỏi về tinh thần và thể chất

B. Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro

Các dấu hiệu và tác động của tình trạng suy dinh dưỡng có thể là do hấp thụ không đầy đủ các chất dinh dưỡng, cùng với nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác. Nếu có bất cứ dấu hiệu đáng lo ngại nào, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

1. Các vấn đề về đường ruột

Phần lớn quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non. Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xảy ra ở đó đều có thể dẫn đến tác động tiêu cực: loét, viêm, không dung nạp lactose, tổn thương do chấn thương hoặc phẫu thuật, bệnh celiac, bệnh Crohn và những bệnh khác. Tất cả những ảnh hưởng này sẽ gây hại thực sự cho các thành ruột, làm giảm khả năng hấp thụ.

2. Bệnh gan, túi mật và tuyến tụy

Hấp thụ chất dinh dưỡng là một quá trình rất phức tạp, có sự góp sức của các cơ quan khác cùng với ruột. Ví dụ như, một số loại enzym tiêu hóa lại được sản xuất trong tuyến tụy. Bất kỳ bệnh nào, từ viêm tụy mãn tính, viêm gan, xơ nang, sỏi mật … ảnh hưởng đến các cơ quan này cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

3. Tiêu chảy và nôn mửa

Một căn bệnh khiến bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thụ và suy dinh dưỡng. Nói chung, đây là những tình trạng cấp tính. Bạn rồi sẽ hồi phục và mức dinh dưỡng sẽ quay trở lại bình thường. Nhưng cũng có những bệnh kinh niên gây ra triệu chứng này, bao gồm cả rối loạn ăn uống gây ra một thách thức thực sự đối với hấp thụ chất dinh dưỡng. 

4. Thuốc men

Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến hấp thu chất dinh dưỡng. Ví dụ, thuốc kháng sinh tetracycline, một số thuốc kháng axit, thuốc chống viêm được sử dụng để điều trị bệnh gút, thuốc chống co giật cho bệnh động kinh, một số loại thuốc tiểu đường và cholestyramine (một loại thuốc điều trị huyết áp cao).

5. Lối sống

Một số khía cạnh của lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng nhất định. Ví dụ, những người uống cà phê nên lưu ý rằng lượng caffeine quá mức có thể đào thải các chất dinh dưỡng ra ngoài trước khi chúng kịp được hấp thụ. Căng thẳng không kiểm soát cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ. 

Rượu là một nguyên nhân khác, những người nghiện rượu nặng và những người bị rối loạn sử dụng rượu có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Rượu hạn chế sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nó cũng ngăn chặn cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng. Thiếu hụt thiamine là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị rối loạn sử dụng rượu nặng.

C. Làm thế nào để cải thiện hấp thu chất dinh dưỡng

Điều quan trọng nhất và đầu tiên mà bạn nên làm nếu nghi ngờ bản thân có vấn đề với việc hấp thụ chất dinh dưỡng là đến gặp bác sĩ. Một vấn đề sức khỏe nào đó có thể là nguyên nhân và nên sớm được điều trị.

Khi đã được chẩn đoán và có phương pháp điều trị cần thiết, bạn có thể đưa ra những lựa chọn thực phẩm và lối sống thông minh hơn, đón chào một sức khỏe sung mãn, cân đối:

– Kiểm soát căng thẳng bằng những cách lành mạnh, chẳng hạn như thiền, yoga và tập thể dục. 

– Tập thể dục nhiều hơn. Tập thể dục giúp giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu thức ăn tốt hơn.

– Ngủ từ 8 đến 9 tiếng mỗi đêm. 

– Hạn chế uống rượu và caffein. 

– Đa dạng hóa thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ nên bao gồm nhiều loại thực phẩm. Mối quan hệ “tương tác phức tạp” giữa các chất dinh dưỡng khác nhau góp phần hấp thu tốt hơn.

– Đối với những người ăn chay và ăn chay trường, nên kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với những thực phẩm có chứa vitamin C. Các thức ăn với hàm lượng vitamin C cơ bản sẽ giúp chất sắt dễ hấp thụ và sử dụng. Nên tránh uống trà khi đang dùng bữa, vì các hợp chất lành mạnh khác có thể hạn chế sự hấp thụ sắt.

– Bổ sung các chất béo tốt trong chế độ ăn uống. Những người cố gắng giảm cân có thể phạm sai lầm khi hạn chế tối đa chất béo vì nó  cần thiết cho sự hấp thụ các vitamin A, D, E và K hòa tan trong chất béo.

– Cân nhắc sử dụng men vi sinh để nuôi dưỡng hệ sinh thái đường ruột khỏe mạnh. 

– Giữ cơ thể đủ nước mỗi ngày. Lượng chất lỏng hợp lý là cần thiết để di chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. 

– Các chất bổ sung enzyme cũng có thể hữu ích, nhưng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi quyết định sử dụng

– Ngưng ăn kiêng quá khắt khe. Đó có thể là gốc rễ của vấn đề, nên tăng lượng calo nạp vào cơ thể có chừng mực và lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng. 

Hấp thu kém có thể là một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Từ móng tay giòn đến các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng, hậu quả có thể gây khó chịu và thậm chí gây ra các vấn đề lâu dài. Nếu bạn nhận thấy bản thân có dấu hiệu suy dinh dưỡng, hãy tìm hiểu về một chế độ ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng tốt. Sự can thiệp ngay bây giờ có thể giúp bạn tránh được những căn bệnh nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Theo ISSA

Dinh dưỡng cân bằng, hoàn toàn từ thiên nhiên: dễ tiêu hóa, hấp thu, phòng ngừa nguy cơ táo bón, béo phì..

Miwako vị gạo là dòng sữa sạch, thuần chay, hoàn toàn từ thực vật canh tác thuận tự nhiên và đối với một số nguyên liệu đạt chuẩn hữu cơ Mỹ USDA. Sử dụng công nghệ Nhật Bản tối ưu hàm lượng dinh dưỡng trong các loại hạt so với phương pháp nảy mầm thông thường.


Là sản phẩm dinh dưỡng công thức độc đáo có nguồn gốc từ thực vật hữu cơ, được bổ sung Vitamin và khoáng chất, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ

MIWAKO A+ được biết đến là sữa công thức thực vật hữu cơ, dành riêng cho đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt như: trẻ tự kỷ (ASD), trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD), trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, bất dung nạp Lactose, trẻ dị ứng,…

Tất cả nội dung của tài nguyên này chỉ được tạo ra cho mục đích thông tin và không nhằm mục đích thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị chuyên nghiệp. Luôn tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ, nhà trị liệu hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế đủ tiêu chuẩn khác nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.

Chúng tôi sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, phân phát quảng cáo hoặc nội dung được cá nhân hóa và phân tích lưu lượng truy cập của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào "Chấp nhận", bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng Cookie.