Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch. Hơn 1 tỷ người trên thế giới có huyết áp cao và cần phải sử dụng thuốc để ổn định huyết áp hàng ngày. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh là điều cần thiết để giảm và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, các bạn có thể tham khảo để bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày cho những người đang mắc bệnh cao huyết áp.
Hoa quả có múi
Một số loại trái cây họ cam quýt, bao gồm bưởi, cam và chanh, có thể có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Những loại hoa quả này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao.
Một nghiên cứu kéo dài 5 tháng với 101 phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh rằng uống nước chanh hàng ngày kết hợp với đi bộ sẽ giúp các bệnh nhân bị huyết áp cao khỏe hơn.
Một nghiên cứu khác thì chỉ ra rằng việc uống nước cam và nước bưởi có thể làm giảm huyết áp, tuy nhiên bưởi và nước ép buổi có thể gây trở ngại cho các loại thuốc giảm huyết áp thông thường. Do đó, khi sử dụng bạn nên đọc kỹ các tác dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ sẽ tốt hơn.
Cá hồi và các loại cá béo khác (cá chứa nhiều dầu cá)
Cá béo là nguồn cung cấp chất béo omega-3 tuyệt vời, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Dầu cá có thể giúp giảm mức huyết áp bằng cách giảm viêm và giảm mức độ của các hợp chất co thắt mạch máu được gọi là oxylypin.
Một nghiên cứu ở 2.036 người mắc chứng bệnh cao huyết áp thường xuyên ăn cá giàu omega-3 có tình hình huyết áp ổn định và khỏe mạnh hơn.
Swiss Chard ( Cải cầu vồng)
Cải cầu vồng là một loại rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho việc điều hòa huyết áp, có chứa nhiều kali và magiê. 145 gram củ cải nấu chín bổ sung 17% kali và 30% magie cho cơ thể của bạn.
Ở những người bị huyết áp cao, mỗi ngày tăng 0,6 gam kali trong chế độ ăn uống sẽ giúp giảm 1,0 mm Hg HATT và giảm 0,52 mm Hg HATTr.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô nhỏ nhưng có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt bí ngô là nguồn thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như magiê, kali và arginine, một loại axit amin cần thiết để sản xuất oxit nitric, chất cần thiết cho việc thư giãn mạch máu và giảm huyết áp.
Dầu hạt bí ngô cũng đã được chứng minh là một phương thuốc tự nhiên rất tốt cho người huyết áp cao. Một nghiên cứu ở 23 phụ nữ cho thấy bổ sung 3 gam dầu hạt bí ngô mỗi ngày trong 6 tuần sẽ làm giảm đáng kể áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp so với những người dùng thuốc.
Đậu và đậu lăng
Đậu và đậu lăng rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất xơ, magiê và kali giúp điều chỉnh huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu và đậu lăng có thể giúp giảm mức huyết áp cao.
Berries (Quả mọng)
Quả mọng rất tốt cho sức khỏe, bao gồm cả khả năng làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao. Quả mọng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, bao gồm anthocyanins, là sắc tố mang lại màu sắc rực rỡ cho quả mọng.
Anthocyanins đã được chứng minh là làm tăng mức oxit nitric trong máu và giảm sản xuất các phân tử ức chế mạch máu, có thể giúp giảm mức huyết áp.
Quả việt quất, quả mâm xôi, và dâu tây chỉ là một số loại quả mọng có có tác dụng hạ huyết áp.
Hạt rau dền
Các nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp.
Theo đánh giá của 28 nghiên cứu cho thấy việc ăn tăng thêm 30 gam ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày sẽ có tác động đến việc giảm 8% nguy cơ huyết áp cao.
Hạt rau dền là một loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng magiê đặc biệt cao. Một cốc nấu chín (246 gam) cung cấp 38% nhu cầu magiê hàng ngày của bạn.
Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười có giá trị dinh dưỡng cao và việc ăn hạt hồ trăn thường xuyên sẽ giúp mức huyết áp ổn định hơn. Trong hạt dẻ cười có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp, bao gồm cả kali.
Thông qua đánh giá của 21 nghiên cứu cho thấy trong số tất cả các loại hạt được đưa vào bài đánh giá, ăn hạt dẻ cười có tác dụng mạnh nhất trong việc giảm cả HATT và HATTr.
Cà rốt
Cà rốt giòn, ngọt và bổ dưỡng, khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Cà rốt chứa nhiều hợp chất phenolic, chẳng hạn như axit chlorogenic, p-coumaric và caffeic, giúp thư giãn mạch máu và giảm viêm, có thể giúp giảm mức huyết áp.
Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín hoặc ăn sống, nhưng ăn sống có thể có lợi hơn cho việc giảm huyết áp cao. Một nghiên cứu từ 2.195 người trong độ tuổi 40–59 cho thấy ăn cà rốt sống sẽ giúp giảm huyết áp.
Rau cần tây
Cần tây là một loại rau phổ biến có tác dụng tích cực đối với huyết áp. Nó chứa các hợp chất được gọi là phthalide, có thể giúp thư giãn các mạch máu và giảm mức huyết áp.
Việc thay đổi lối sống và áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm đáng kể mức huyết áp và giúp giảm nguy cơ bệnh tim của bạn. Theo nghiên cứu, bổ sung một số loại thực phẩm như rau xanh, quả mọng, đậu, đậu lăng, hạt, cá béo, trái cây họ cam quýt và cà rốt vào bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ giúp huyết áp được duy trì ở mức ổn định.
Nếu bạn có mức huyết áp cao hoặc đang muốn duy trì huyết áp khỏe mạnh, hãy thêm một vài loại thực phẩm được liệt kê trong bài viết này vào chế độ ăn uống của bạn có thể hữu ích cho sức khỏe của mình.
Nguồn: Kiến Thức Dinh Dưỡng
Dinh dưỡng cân bằng, hoàn toàn từ thiên nhiên: dễ tiêu hóa, hấp thu, phòng ngừa nguy cơ táo bón, béo phì..
Miwako vị gạo là dòng sữa sạch, thuần chay, hoàn toàn từ thực vật canh tác thuận tự nhiên và đối với một số nguyên liệu đạt chuẩn hữu cơ Mỹ USDA. Sử dụng công nghệ Nhật Bản tối ưu hàm lượng dinh dưỡng trong các loại hạt so với phương pháp nảy mầm thông thường.
Là sản phẩm dinh dưỡng công thức độc đáo có nguồn gốc từ thực vật hữu cơ, được bổ sung Vitamin và khoáng chất, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ
MIWAKO A+ được biết đến là sữa công thức thực vật hữu cơ, dành riêng cho đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt như: trẻ tự kỷ (ASD), trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD), trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, bất dung nạp Lactose, trẻ dị ứng,…
Tất cả nội dung của tài nguyên này chỉ được tạo ra cho mục đích thông tin và không nhằm mục đích thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị chuyên nghiệp. Luôn tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ, nhà trị liệu hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế đủ tiêu chuẩn khác nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.