Lợi ích quả nhãn đối với sức khỏe

 

Nhãn là một loại quả tuy có kích thước nhỏ nhưng vô cùng hữu dụng, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Việc tiêu thụ nhãn một cách điều độ sẽ giúp bạn đạt được các lợi ích nổi bật như tăng cường năng lượng, bảo vệ tim mạch, chống trầm cảm và ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ.

1. Tổng quan về lợi ích quả nhãn

Nhãn là một loại quả ngọt, có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Hiện nay, nhãn được coi là loại trái cây thông dụng ở Châu Á. Nhãn thường có xu hướng mọc thành chùm, quả rất tròn và có kích thước to bằng một trái nho lớn. Nằm bên dưới lớp vỏ dai và rám nắng, bạn sẽ nhìn thấy phần thịt quả màu trắng bao quanh một hạt sẫm màu. Với kết cấu đặc biệt này, nhãn còn được biết đến với biệt danh là “mắt rồng”.

Trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc, người ta thường sử dụng cả phần hạt và long nhãn để chữa một số bệnh cũng như cải thiện sức khỏe nói chung. Nhãn có thể được ăn trực tiếp, sấy khô hoặc đóng hộp, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân.

Nhiều người băn khoăn rằng liệu ăn quả nhãn có tốt không hoặc quả nhãn có tác dụng gì? Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn về những lợi ích sức khỏe nổi bật mà quả nhãn mang lại.

2. Ăn quả nhãn có tác dụng gì?

Nhiều người trong số chúng ta yêu thích ăn nhãn bởi nó có vị ngọt ấn tượng, đồng thời dễ dàng chế biến thành các loại món ăn hay đồ uống đa dạng, không những ngon miệng mà còn bổ dưỡng đối với sức khỏe.

2.1. Giàu giá trị dinh dưỡng

Bạn đã biết trong quả nhãn có chất gì chưa? Những thông tin dưới đây sẽ khiến cho bạn vô cùng ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng của loại quả này. Theo nghiên cứu cho thấy, trong 100g long nhãn sẽ cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Calo: 48
  • Nước: 86.3g
  • Protein: 0.9g
  • Carbohydrate: 10.9g
  • Lipid: 0.1g
  • Chất xơ: 1.0g
  • Canxi: 21mg
  • Sắt: 0.4mg
  • Mangan: 0.1mg
  • Magie: 10mg
  • Phốt pho: 12mg
  • Kẽm: 0.29mg
  • Natri: 26mg
  • Đồng: 150 μg
  • Vitamin B1: 0.03mg
  • Vitamin B2: 0.14mg
  • Vitamin C: 58mg
  • Niacin: 0.3mg

2.2. Ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Việc tiêu thụ nhãn thường xuyên được xem là một phương pháp hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa các chứng bệnh về thần kinh, điển hình là trầm cảm. Quả nhãn có khả năng làm thư giãn và tăng cường chức năng hoạt động của các dây thần kinh. Điều này cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng mất ngủ, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống nước ấm pha với long nhãn giúp cải thiện các triệu chứng của suy nhược thần kinh do ốm đau, kiệt sức và mệt mỏi gây ra.

Quả nhãn có tác dụng gì
Nhãn có tác dụng ngăn ngừa bệnh lý thần kinh
 

2.3. Cải thiện khả năng tuần hoàn máu

Ăn nhãn là một cách tuyệt vời giúp bạn tăng cường khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Ngoài ra, nó cũng giúp hệ thần kinh gần tim và lá lách cảm thấy dễ chịu hơn, bớt áp lực hơn. Hơn nữa, việc tiêu thụ nhãn còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố gây ra các vấn đề về tuyến tụy, đồng thời cải thiện sức khỏe cho các cơ quan sinh sản ở phái nữ.

2.4. Tăng tuổi thọ của bạn

Nhãn được xem là một loại trái cây có khả năng giúp tăng tuổi thọ và hỗ trợ quá trình làm lành các vết thương của cơ thể. Điều này giúp giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn hại bởi các gốc tự do. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhãn thường xuyên cũng giúp bạn giảm được các nguy cơ mắc một số căn bệnh ung thư.

2.5. Cung cấp một lượng lớn vitamin C cho cơ thể

Vitamin C giữ một vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của các mô trong cơ thể. Quả nhãn có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các vết cắt và những tổn thương, đồng thời kích thích sản sinh ra collagen– một phần thiết yếu đối với sụn, da, cơ và xương cũng như hầu hết các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C có trong quả nhãn cũng góp phần tăng cường độ chắc khỏe cho răng và nướu của bạn.

2.6. Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

Việc thường xuyên tiêu thụ quả nhãn sẽ giúp bạn nhận được đầy đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, điều trị tốt chứng mất ngủ và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, lượng calo và chất béo trong nhãn tương đối thấp, vì vậy những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân có thể yên tâm lựa chọn sử dụng loại quả này vào mỗi ngày.

3. Ăn quả nhãn nhiều có tốt không?

Ăn quả nhãn nhiều có tốt không
Bổ sung quá nhiều nhãn có thể không tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Mặc dù nhãn có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất, tuy nhiên việc ăn quá nhiều nhãn có thể không tốt đối với một số đối tượng nhất định, cụ thể là những người mắc bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong nhãn ở mức khá cao, do đó bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ để tránh làm tăng mức đường huyết của mình. Ngoài ra, những người bị thừa cân hoặc béo phì cũng nên tiêu thụ ít nhãn để không khiến cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Nếu cha mẹ có nhu cầu được giải đáp các vấn đề dinh dinh dưỡng cho trẻ, vui lòng để lại các câu hỏi trên fanpage ”Chuyên gia của mẹ” của chúng tôi: tại đây
 

                                                                             Nguồn tham khảo: webmd.com

Dinh dưỡng cân bằng, hoàn toàn từ thiên nhiên: dễ tiêu hóa, hấp thu, phòng ngừa nguy cơ táo bón, béo phì..

Miwako vị gạo là dòng sữa sạch, thuần chay, hoàn toàn từ thực vật canh tác thuận tự nhiên và đối với một số nguyên liệu đạt chuẩn hữu cơ Mỹ USDA. Sử dụng công nghệ Nhật Bản tối ưu hàm lượng dinh dưỡng trong các loại hạt so với phương pháp nảy mầm thông thường.


Là sản phẩm dinh dưỡng công thức độc đáo có nguồn gốc từ thực vật hữu cơ, được bổ sung Vitamin và khoáng chất, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ

MIWAKO A+ được biết đến là sữa công thức thực vật hữu cơ, dành riêng cho đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt như: trẻ tự kỷ (ASD), trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD), trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, bất dung nạp Lactose, trẻ dị ứng,…

Tất cả nội dung của tài nguyên này chỉ được tạo ra cho mục đích thông tin và không nhằm mục đích thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị chuyên nghiệp. Luôn tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ, nhà trị liệu hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế đủ tiêu chuẩn khác nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.

Chúng tôi sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, phân phát quảng cáo hoặc nội dung được cá nhân hóa và phân tích lưu lượng truy cập của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào "Chấp nhận", bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng Cookie.